Ảnh: elitedaily
Tôi đã thấy điều này khi làm cố vấn cũng như doanh nhân. Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng 50% các công ty thành lập không thể tồn tại quá 5 năm.
Tất nhiên, các doanh nhân thực thụ coi việc thất bại trong kinh doanh như là một mốc trên con đường dẫn tới thành công. Họ học hỏi từ những sai lầm và sử dụng những trải nghiệm này để tiếp tục các ý tưởng tiếp theo. Nhưng tại sao không lựa chọn con đường ít chông gai hơn bằng cách học hỏi từ những sai lầm của người khác?
Dưới đây là danh sách 10 nguyên nhân khiến việc khởi nghiệp bị thất bại và cách để vượt qua nó:
1. Không có bản kế hoạch kinh doanh: Đừng nghĩ rằng một kế hoạch kinh doanh không tốn công sức. Nghiêm túc viết ra bản kế hoạch cụ thể là cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu làm thế nào để áp dụng ý tưởng vào kinh doanh.
2. Thu nhập nghèo nàn hoặc không có doanh thu: Ngay cả các tổ chức phi lợi nhuận cũng phải tạo ra doanh thu (hoặc nhận tiền tài trợ) để bù đắp vào chi phí vận hành. Nếu sản phẩm của bạn là miễn phí hoặc bạn bị mất tiền trên mỗi sản phẩm bán ra, rất khó để làm doanh nghiệp bạn tăng tưởng. Bạn có thể có giải pháp cho nạn đói trên thế giới nhưng nếu khách hàng của bạn không có tiền, doanh nghiệp của bạn cũng không tồn tại lâu được.
3. Không làm nghiên cứu thị trường: Không phải mọi ý tưởng hay nào cũng có thể trở thành một doanh nghiệp phát đạt. Chỉ vì bạn có niềm tin mãnh liệt rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tuyệt vời và mọi người cần đến nó không có nghĩa là mọi người sẽ mua nó. Không có gì thay thế được việc nghiên cứu thị trường.
4. Không thực hiện ý tưởng: Khi các doanh nhân trẻ đến gặp tôi với các ý tưởng triệu đô, tôi phải nói với họ rằng chỉ ý tưởng thôi thì không đáng một xu. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn thực hiện. Nếu bạn không dám đưa ra những quyết định khó khăn và mạo hiểm, trong trường hợp này bạn đã không hoàn thành tốt vai trò của mình.
5. Quá nhiều đối thủ cạnh tranh: Không có một đối thủ nào là một dấu hiệu nguy hiểm vì có thể thị trường đó không tồn tại. Nhưng nếu bạn tìm thấy nhiều hơn 10 đối thủ cạnh tranh bằng một tra cứu đơn giản trên Google nghĩa là thị trường này quá khắc nghiệt. Hãy nhớ rằng những gã khổng lồ ngủ quên có thể thức dậy bất cứ lúc nào. Đừng nghĩ rằng Microsoft hay P&G quá lớn và chậm chạp khiến bạn phải lo lắng, nhiều người đã thử cạnh tranh và thất bại.
6. Không đăng ký sở hữu trí tuệ: Nếu bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư hoặc bạn mong đợi có một lợi thế cạnh tranh bền vững chống lại gã khổng lồ trong ngành công nghiệp của bạn, bạn cần đăng ký bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền tác giả, cũng như xin được giấy phép cấm sao chép và tiết lộ thông tin. Sở hữu trí tuệ cũng là yếu tố quan trọng quyết định giá trị của công ty mới thành lập trong con mắt của nhà đầu tư.
7. Đội ngũ thiếu kinh nghiệm: Thực tế các nhà đầu tư thường xem xét yếu tố con người, không phải ý tưởng. Họ tìm kiếm những con người có kinh nghiệm thực sự trong lĩnh vực khởi nghiệp (đang điều hành một doanh nghiệp khởi nghiệp). Nếu đây là lần đầu của bạn, hãy tìm một đối tác đã có kinh nghiệm khởi nghiệp để cân bằng với đam mê của bạn và mang trải nghiệm tới cho đội ngũ.
8. Đánh giá thấp những yêu cầu nguồn lực: Một nguồn lực quan trọng là dòng tiền đầu tư nhưng các nguồn lực khác như: quan hệ trong ngành hay kênh marketing cũng rất quan trọng cho việc kinh doanh. Có quá nhiều tiền mặt, không được quản lý một cách khôn ngoan, cũng không khác gì khi bạn có ít tiền. Đừng từ bỏ công việc hàng ngày cho đến khi có doanh thu.
9. Không chú trọng tiếp thị: Có một chiến lược tiếp thị truyền miệng hấp dẫn chưa đủ để sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn được ghi nhận trong thời đại thông tin ngày nay. Kể cả quảng bá lan truyền cũng tiêu tốn nhiều tiền bạc và thời gian. Nếu không có nỗ lực và sáng tạo trong quảng bá hình ảnh, bạn sẽ không có khách hàng hay doanh nghiệp cũng không thể tồn tại.
10. Từ bỏ quá sớm: Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân phổ biến nhất khiến khởi nghiệp bị thất bại là do các doanh nhân trở nên chán nản mệt mỏi, bỏ cuộc và giải thể công ty. Mặc dù thất bại nhưng nhiều doanh nhân như Stve Jobs hay Thomas Edison vẫn giữ niềm tin vào tầm nhìn của họ cho đến khi thành công.
Theo youngentrepreneu
No comments:
Post a Comment