Vào tháng Một năm 1954, chỉ một năm trước khi qua đời, Albert Einstein đã viết một bức thư nổi tiếng gửi đến triết học gia người Do Thái, Erik Gutkind, sau khi đọc quyển sách mang tựa đề “Choose life: The Biblical Call to Revolt”. Bức thư là cách Einstein thể hiện quan điểm của mình với Thiên chúa giáo nói riêng và các tôn giáo tín ngưỡng nói chung, cũng như với sự khẳng định của tác giả Gutkind trong cuốn sách “Nhân loại đang trở nên u mê suy đồi, nhưng dân tộc Do Thái là một ngoại lệ.”
Bức thư sẽ được bán đấu giá trên trang eBay vào ngày 8-10 tới, với giá khởi điểm là 3 triệu USD. Dưới đây là toàn bộ nội dung của bức thư nổi tiếng này, và cũng là quan điểm riêng của nhà bác học lừng danh.
“Princeton, 3.1.1954
Kính gửi ngài Gutkind
Sau khi liên tiếp nhận được những lời đề nghị từ Brouwer, tôi đã đọc cuốn sách của ngài rất nhiều lần, và tôi vô cùng cảm kích khi ngài đã cho tôi mượn nó. Chúng ta thực sự có rất nhiều điểm chung trong cách nhìn nhận đối với cuộc sống, cũng như đối với nhân loại. Ý tưởng cá nhân của ngài về việc phấn đấu cho tự do, bắt nguồn từ mong muốn hướng về cái tôi của mỗi người, để làm cuộc sống trở nên tươi đẹp và cao quý hơn, với sự nhấn mạnh vào các yếu tố hoàn toàn con người, chính những điều đó đã liên kết chúng ta lại trong thứ gọi là “Quan điểm Mỹ”.
Tuy nhiên, nếu không có lời đề nghị của Brouwer, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tìm hiểu cuốn sách của ngài một cách say mê đến vậy, bởi đối với tôi, cuốn sách được viết bởi một thứ ngôn ngữ không thể tiếp cận. Chúa trời, đối với tôi, không có gì hơn là một sự biểu hiện, và chỉ là thứ cho thấy sự yếu đuối của con người. Kinh thánh là một quyển sách cao quý, nhưng những truyền thuyết trong đó vẫn khá hoang sơ và mang tính cổ tích ngây dại. Không lời giải thích nào, dù tinh tế đến đâu, có thể thay đổi định kiến này trong tôi.
Đối với tôi, tôn giáo của người Do Thái cũng giống như mọi tôn giáo khác, là hóa thân của sự mê tín ngây thơ nhất. Và dân tộc Do Thái, dân tộc mà tôi vinh dự được mang danh, cũng không có gì hơn những dân tộc khác. Tôi không thấy cái gọi là “dân tộc được chọn lựa” trong đó.
Tôi cảm thấy đau lòng khi ngài tự thừa nhận vị trí đặc quyền của dân tộc Do Thái, và cố gắng bảo vệ nó bằng sự kiêu hãnh của một người đàn ông, và của một người dân Do Thái.
Giờ đây tôi đã bày tỏ sự khác biệt khá rõ ràng về đức tin giữa tôi và ngài, tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta vẫn có khá nhiều điểm chung, đó là cách nhìn nhận của chúng ta đối với thế giới và đối với con người. Tôi nghĩ rằng chúng ra sẽ tìm được sự đồng thuận trong nhiều vấn đề cụ thể.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc ngài những điều tốt đẹp nhất.
A. Einstein. “
Một số câu nói nổi tiếng khác của Albert Einstein về tôn giáo và khoa học:
"Tôi muốn biết Chúa trời đã sinh ra thế giới như thế nào. Tôi không quan tâm đến hiện tượng cụ thể này nọ, trong bối cảnh nọ kia. Tôi muốn biết Chúa đã nghĩ như thế nào, tất cả phần còn lại chỉ là chi tiết."
"Bất cứ ai cho mình quyền phán xét thế nào là Sự thật và Tri thức đều trở thành hề đối với Chúa trời."
"Chúa trời không chơi trò may rủi với thế giới này."(God does not play dice with the Universe.)
"Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Science without religion is lame. Religion without science is blind.)
No comments:
Post a Comment