06 October, 2012
"Ngày Giỗ" Steven Jobs qua một số hình ảnh
05 October, 2012
Facebook đạt mốc thành viên thứ 1 tỷ
28 September, 2012
Google và chặng đường 14 năm
Hai tư tưởng lớn gặp nhau:
Tất cả bắt đầu bằng một cuộc tranh cãi. Lần đầu tiên gặp Larry Page vào mùa hè 1995, Sergey Brin là một sinh viên năm thứ 2 khoa Khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Bản chất thích đàn đúm, giao du, Brin đã xung phong làm "sinh viên tình nguyện", giúp đỡ các sinh viên năm thứ nhất trong quá trình nhập học. Page, một sinh viên kỹ thuật của trường Đại học Michigan, lọt vào nhóm của Brin.
"Ấn tượng ban đầu" không tốt tí nào. Hai người liên tục cãi nhau, tranh luận, về nhiều vấn đề, trong đó có giá trị của việc quy hoạch đô thị. "Brin sống rất xã hội, giỏi giao tiếp, cậu ấy thích gặp gỡ mọi người", Page nhớ lại, trái ngược với tính trầm lặng, ít nói của Page. "Tôi nghĩ cậu ta thật ngạo mạn. Cậu ta có những ý kiến rất mạnh mẽ về mọi thứ".
"Cả hai chúng tôi đều nhận thấy người kia kiêu căng", Brin phản pháo khi được biết về phản ứng của Page. "Nhưng chúng tôi cùng nói đó chỉ là đùa cợt. Rõ ràng, chúng tôi đã dành nhiều thời gian nói chuyện với nhau, vì thế mới có sản phẩm chung. Chúng tôi luôn đùa cợt để mọi thứ tiến lên". Lẽ ra Page và Brin đã "choảng" nhau, nhưng cả hai đều cùng làm cho mũi kiếm của nhau sắc bén hơn mà thôi.
Bắt đầu từ bài luận văn của Page
Mấy tháng sau, Page bắt đầu tìm kiếm đề tài cho bài luận văn của mình. Đây là một quyết định quan trọng, khi Page được bố - là một giáo sư khoa học máy tính ở Michigan State, nói rằng bài luận văn có thể hình thành nên toàn bộ sự nghiệp của người viết. Page đã chọn ra khoảng 10 ý kiến và nhận thấy bị thu hút bởi World Wide Web.
Page nhận thấy web hấp dẫn nhờ các tính chất toán học của nó. Mỗi máy tính đều có một điểm nút (node) và mỗi đường liên kết trên một trang web lại có một kết nối giữa các điểm nút - đây là một cấu trúc đồ thị khổng lồ. World Wide Web, Page lý luận, có thể là một đồ thị lớn nhất trên trái đất và nó đang phát triển ở tốc độ quá nhanh. Page bắt đầu suy nghĩ về các đường liên kết cấu trúc của Web.
Tháng 1/1996, Page bắt tay tiến hành dự án công cụ tìm kiếm đầu tiên mang tên BackRub. Lúc đó, Web đã có khoảng 10 triệu tài liệu và một số lượng các đường link (không biết bao nhiêu) liên kết giữa những tài liệu này. Chưa biết chính xác sẽ đi tới đâu, Page bắt đầu xây dựng dự án riêng của mình.
Sự phức tạp và quy mô của dự án BackRub đã thu hút Brin. Là một người thông minh từng tham gia nhiều dự án, Brin phát hiện ra tiền đề nằm sau BackRub thật quyến rũ, hấp dẫn. "Tôi đã nói chuyện với nhiều nhóm nghiên cứu" ở trường học, Brin nhớ lại, "và đây là dự án hấp dẫn nhất mà tôi thích làm, vừa vì nó liên quan đến Web - đại diện cho kiến thức con người - vừa vì tôi thích Page".
Tháng 3/1996, Page trình diễn dự án của anh với chỉ 1 trang duy nhất - là trang chủ - tại trường Stanford. Rất may, giờ đây Page đã làm việc với Brin. Brin là con trai của một nhà khoa học NASA và một giáo sư toán học của trường Đại học Maryland. Anh sinh ra ở Nga, di cư đến Mỹ cùng với gia đình năm 6 tuổi. Khi Brin còn là một học sinh phổ thông, anh được công nhận là một thần đồng toán học. Anh rời khỏi trường trung học sớm 1 năm để vào học trường Đại học Michigan. Khi tốt nghiệp, anh ngay lập tức đăng ký vào trường Stanford. Ở đây, với tài năng của mình, Brin được phép "không phải làm gì". "Thật tuyệt", Brin từng nói, đặc quyền này cho phép Brin tham gia vào các lớp học "phi khoa học" như chèo thuyền, bơi, lặn. Và anh tập trung năng lực thông minh của mình vào những dự án hấp dẫn hơn là vào việc học tập ở trường.
Cùng nhau, Page và Brin tạo ra một hệ thống xếp hạng (ranking), ban thưởng cho các website có nhiều đường liên kết đến và trừng phạt những trang không có đường liên kết. Chẳng hạn, nhiều trang web liên kết đến IBM.com. Những đường link này có thể của một đối tác kinh doanh trong ngành công nghệ, hay một nhà lập trình thiếu niên vừa mua chiếc ThinkPad nhân lễ Giáng Sinh. Ở góc độ con người, đối tác kinh doanh là một liên kết quan trọng với vị trí IBM trên thế giới. Nhưng làm thế nào một thuật toán hiểu được điều đó?
Đột phá của Page và Brin là tạo ra một thuật toán - tên là PageRank. Trở lại ví dụ trên, giả sử chỉ một số trang link đến trang của cậu bé thiếu niên. Ngược lại, có hàng ngàn trang link đến Intel và những trang này, tính trung bình, lại có hàng ngàn trang khác link đến họ. Lúc này, PageRank sẽ xếp trang của nhà lập trình thiếu niên ít quan trọng hơn trang web của Intel.
Dần dà, BackRub trở thành một công cụ tìm kiếm. Page và Brin nhận thấy các kết quả của BackRub tốt hơn hẳn so với các công cụ tìm kiếm lúc bấy giờ - là AltaVista và Excite, luôn đưa lại kết quả không liên quan. "Những công cụ tìm kiếm AltaVista và Excite chỉ để ý đến chữ (text), mà không để ý đến tín hiệu khác", Page nhớ lại. Tín hiệu khác chính là PageRank. Lúc này, Page và Brin biết họ cần phải tiến tới một cái gì to lớn hơn. Hai nhà sáng lập đã đặt tên mới cho công cụ tìm kiếm của họ là Google. Họ công bố phiên bản Google đầu tiên trên trang web của trường Đại học Stanford vào tháng 8/1996 - 1 năm sau khi 2 người gặp nhau.
"Tuổi thơ" Google phải đi vay, mượn, ở nhờ
Google trở nên nổi tiếng trong trường Stanford. Như được tiếp thêm năng lượng, Brin và Page bắt đầu nâng cấp dịch vụ. Họ nhanh chóng nhận ra các công cụ tìm kiếm cần phải có lượng máy tính lớn. Không có tiền để mua máy mới, họ đã xin, mượn một ổ cứng từ phòng thí nghiệm mạng, một chiếc CPU thừa của khoa. Dùng căn phòng ngủ tập thể trong trường đại học của Page làm phòng thí nghiệm máy và sau khi chất đầy thiết bị trong phòng ngủ của Page, họ lại chuyển phòng ngủ của Brin thành một văn phòng và trung tâm lập trình. Họ nối mọi thứ của mình vào mạng lưới băng rộng của trường Đại học Stanford. Lúc đó, dự án của hai người "ngốn" gần nửa băng tần của toàn bộ mạng Stanford, trong khi Stanford là một trong những trường được nối mạng tốt nhất trên hành tinh. Vào mùa thu năm 1996, dự án của họ liên tục khiến kết nối Internet của Stanford bị đứt. Thực tế, công cụ tìm kiếm của hai người đã dùng trang web của trường Đại học Stanford với tên miền google.stanford.edu.
"Chúng tôi may mắn đã được nhiều người ở Stanford ủng hộ", Page nhớ lại. "Họ không hề khiển trách gì về những nguồn tài nguyên mà chúng tôi sử dụng quá nhiều".
Giáo sư Jon Kleinberg của trường Đại học Cornell rất quan tâm đến tác phẩm của Page và Brin. Ông đã khuyên Page công bố nghiên cứu về PageRank trên một tờ báo khoa học. Nhưng Page nói anh ngại công bố, xuất bản. Lý do là "anh sợ một ai đó có thể ăn cắp ý tưởng của anh và với PageRank, Page cảm tưởng như anh đang có một công thức bí mật", Kleinberg nói.
Mặt khác, Page và Brin cũng muốn trải qua những gian khổ của việc thành lập và điều hành một công ty. Tuy vậy, cuối cùng họ cũng đã công bố tác phẩm của mình và tên miền google.com được đăng ký vào ngày 15/9/1997, theo trang web bách khoa toàn thư wikipedia. Hai người chính thức thành lập công ty Google Inc vào ngày 7/9/1998 tại gara của một người bạn ở California. Văn phòng của họ còn có cả một chiếc máy giặt, một máy sấy khô và một chiếc bồn tắm nước nóng. Ngoài ra, văn phòng còn có chỗ đỗ xe cho nhân viên đầu tiên mà Google tuyển dụng: Craig Silverstein - chính là giám đốc công nghệ hiện nay của Google.
Lúc đó, trang web Google.com, vẫn đang là bản beta, nhận khoảng 10.000 câu lệnh tìm kiếm mỗi ngày. Báo chí bắt đầu để ý đến trang web mới tinh luôn đưa ra những kết quả tìm kiếm liên quan với chủ đề. Các bài báo tán dương Google xuất hiện trên USA Today và Le Monde. Tháng 12 năm đó, tạp chí PC Magazine gọi Google là một trong số top 100 website và công cụ tìm kiếm của họ trong năm 1998. Ngày 21/9/1999, nhãn hiệu beta mới được gỡ khỏi Google.com. Google dần vươn ra thế giới.
Tên "Google" xuất phát từ một lỗi chính tả của từ "Googol", nghĩa là con số 1 được theo sau 100 con số 0. Ngày nay, "google" đã trở thành một động từ. Trong từ điển Oxford English Dictionary năm 2006, từ "google" được định nghĩa là "dùng công cụ tìm kiếm Google để lấy thông tin trên mạng Internet".
Sự phát triển
Khi thị trường ban đầu của công ty là trên thị trường web, Google đã bắt đầu thử nghiệm ở một số thị trường khác, ví dụ như Phát thanh hoặc Xuất bản. Ngày 17-1-2006, Google công bố rằng công ty đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc, công ty đã sử dụng một hệ thống tự động, cho phép các công ty quảng cáo trên radio. Điều này sẽ giúp Google kết hợp 2 kênh quảng cáo truyền thông là Internet và Radio, với khả năng của Google, nhắm thẳng vào tâm lý khách hàng. Google cũng bắt đầu thử nghiệm bán quảng cáo trên các kênh quảng cáo offline của công ty, như trên báo và tạp chí, với các quảng cáo được lựa chon trên Chicago-Sun Times. Họ đã lấp được một chỗ trống không bán được trên tờ báo mà trước đấy thường được dùng vào việc quảng cáo nhà. Google được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006, chiếm vị trí của Burlington Resources, một nhà sản xuất dầu chính ở Houston.
Các thương vụ mua bán
Từ năm 2001, Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập, thường là công ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt. Một trong những công ty mà Google mua lại sớm nhất là Pyra Labs. Họ chính là những người sáng tạo ra Blogger, một nền tảng của việc xuất bản weblog, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999. Pyra Labs ban đầu được lập ra bởi Evan Williams, khi anh này rời Google vào năm 2004. Đầu năm 2006, Google mua lại Upstartle, một công ty chịu trách nhiệm xử lý từ ngữ trên mạng, Writely. Công nghệ của sản phẩm này rốt cuộc đã được Google sử dụng để tạo ra Google Docs & Spreadsheets.
Tháng 2 năm 2006, công ty phần mềm Adaptive Path bán Measure Map, một ứng dụng thống kê weblog cho Google.
Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần. Không lâu sau, 31 tháng 10 năm 2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công nghệ wiki cho các website cộng đồng.
Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Google đạt được thỏa thuận mua lại DoubleClick. Google đã đồng ý mua lại công ty này với giá 3,2 tỷ USD. Ngày 15 tháng 8 năm 2011, Google tuyên bố sẽ mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD.
Sự cộng tác
Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp công việc sử dụng máy tính… Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác với American Online của Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến. Năm 2007, Google và New Corp.’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace. Ngày 22 tháng 3 năm 2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc (tuy nhiên, các dịch vụ bản đồ trực tuyến và âm nhạc vẫn tiếp tục hoạt động). Google đóng cửa website google.cn, và thay vào đó chuyển tới trang google.com.hk để tránh bị kiểm duyệt nội dung. Nguyên nhân chính được cho là vì bất đồng quan điểm với chính quyền Trung Quốc. Ngày 30 tháng 3 năm 2010, mọi cách tìm kiếm bằng google (không chỉ google.cn mà còn các ngôn ngữ khác như google.co.jp. Google.com.au,..), bao gồm cả Google Mobile, đều bị chặn ở Trung Quốc. Hai dịch vụ như Google Mail và Google Maps không bị ảnh hưởng. Lệnh cấm được dỡ bỏ vào ngày hôm sau.
26 September, 2012
Boeing và Airbus - cuộc chiến không cân sức
> Boeing sắp tung ra điện thoại Android siêu bảo mật
> Hình ảnh kiểm tra an ninh sân bay ở Mỹ
> Cận cảnh những tiếp viên hàng không hậu 8x
> Vẻ đẹp của những cô gái tiếp viên hàng không của các nước
> Không gian phòng ngủ tuyệt đẹp dành tiếp viên hàng không trên máy bay
Những năm gần đây, Airbus gây ấn tượng trên thị trường sản xuất máy bay thế giới với chiếc A380, được mệnh danh là "Siêu máy bay" và cũng là máy bay chở khách lớn nhất thế giới cho đến nay. Đến năm ngoái, Boeing cũng cho ra mắt chiếc 747-8I, phiên bản cải tiến của chiếc 747 trước đây vốn được mệnh danh là "Nữ hoàng của bầu trời".
Để so sánh hai chiếc máy bay khủng này, Business Insider đã dựa trên 11 tiêu chí như kích cỡ, năng lượng, khả năng chuyên chở, độ xa xỉ.
Khi so sánh về sức chứa, Boeing 747-8I kém cạnh hơn hẳn với sức chứa tối đa 467 khách.
Trong khi đó, chiếc A380 có thế chứa tối 500 khách, ngoài ra khoang máy bay rộng đủ chỗ cho tối đa 853 người.
Sải cánh của Boeng 747-8I là hơn 68 mét.
Còn chiếc Siêu máy bay của A380 có sải cảnh rộng hơn hẳn, gần 80 mét.
So sánh về độ dài, chiếc 747-8I dài hơn 76 mét. Hiện nó là chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới.
Trong khi A380 kém hơn một chút với chiều dài 72,5 mét.
Sức mạnh của chiếc 747-8I thuộc hàng khủng với sức nâng tổng cộng 493,5 tấn, và lực đẩy 33,25 tấn.
Tuy nhiên, những con số trên không ấn tượng bằng chiếc A380 có trọng lượng cất cánh tối đa là 617 tấn, lực đẩy 35 tấn.
Chiếc máy bay khổng lồ của Boing có thể bay liên tục trong 18.400 km. Điều này có nghĩa là nó có thể bay một mạch từ New York đến Sydney không nghỉ. Đây là điều chiếc A380 không làm được...
... vì chiếc A380 chỉ bay được tối đa 15.700 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Cho đến nay, Lufthansa, Cathay Pacific, Korean Air và vài hãng hàng không khác đã đặt hàng máy bay loại khủng nhất của Boeing.
Còn A380, do ra đời đã được vài năm nên mức độ phổ biến cao hơn, hiện xuất hiện
ở các hãng như Air France, Emirates, Qantas, Lufthansa, British Airways, Korean Air, Virgin Atlantic.
Hiện Boeing 747-8I được mệnh danh là "Nữ hoàng của Bầu trời".
Còn biệt danh của Airbus A380 là "Siêu máy bay".
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ mới đây mở cuộc điều tra đối với động cơ General Electrics của chiếc 747-8I sau một vài sự cố.
Còn với chiếc A380, hồi giữa năm hàng loạt hãng hàng không thông báo sự cố nứt cánh trên loại máy bay này. Dù không gây ra nguy hiểm nhưng việc sửa chữa sau đó kéo dài nhiều tuần. Còn hồi tháng 10/2010, chiếc A380 gặp sự cố với động cơ khi đang bay, dẫn đến hỏng một cánh. Tuy nhiên máy bay đã tiếp đất an toàn sau đó và không ai bị thương trong sự cố trên.
Khoang hạng nhất trên chiếc máy bay 747-8I của hãng hàng không Lufthansa bao gồm một khoang riêng với chiếc ghế siêu rộng, có khả năng kéo dài thành một mặt phẳng giúp khách VIP tha hồ ngủ giữa chuyến bay dài.
Tuy nhiên, hãng hàng không Emirates đã tận dụng độ rộng của A380 để biến khoang hạng nhất thành một chốn nghỉ ngơi xa xỉ thực sự, với khu nằm riêng và cả một phòng tắm spa.
So sánh về giá cả, chiếc Boeing 747-8I được bán với giá 315,4 triệu USD.
Tuy nhiên chiếc "Siêu máy bay" còn đắt hơn, 389,9 triệu USD.
Với sản phẩm "khủng" mới ra mắt thị trường, Boeing đã mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới, nhất là những người yêu thích những chuyến bay dài.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn đánh giá cao sản phẩm Siêu máy bay của Airbus hơn.
Cả về phương diện độ "khủng" của kích cỡ, độ xa xỉ của khoang hành khách hay độ phổ biến, chiếc máy bay Airbus A380 được đánh giá "trên phân" Boeing 747-8I, tờ Business Insider nhận định.
Anh Đức (theo Business Insider) / Vnexpress.net