08 April, 2012

Cô dâu xinh đẹp xứ Bengal

Một chồng nhiều vợ thường gọi là chế dộ đa thê. Chế độ này vẫn tồn tại ở nhiều nơi của cộng đồng Hồi giáo. Tại thành phố Rajshahi lớn thứ 4 của Bengal. Từ tháng 7 năm 2006, thành phố này đã có nhiều sự thay đổi đối với chế độ đa thê, khi cưới người vợ thế 2 phải nộp thuế lên đến 10 ngàn taka,  nhưng khi cưới đến người vợ thứ 3 thì phải nộp thuế lên đến 30 ngàn taka, vợ thứ 4 thì lên đến 40 ngàn (tương đương 312 USD).




Thật ra, tại Bangladesh, chế độ đa thê là hợp pháp. Nhưng tại sao lại ra luật thuế như vậy? Thị trưởng Mega Noor của thành phố Rajshahi giải thích:” sở dĩ thành phố ra điều luật như vậy, bởi vì chế dộ đa thê là chế độ trọng nam khinh nữ, với lại chế độ đấy không còn phù hợp nữa.”  Đó là biện pháp để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của thành phố.



Bangladesh là một quốc gia đại đa số theo Hồi giáo. Luật hồi giáo cho phép chế độ đa thê, nên các gia dình đa thê vẫn còn tồn tại.



Khoảng 50 năm trở lại , cùng với sự thay đổi, gia đình đa thê đã giảm bớt. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, không ít người đều đã lựa chọn cuộc sống 1 vợ 1 chồng. Tuy nhiên tại những khu vực miền núi, gia đình đa thê vẫn là một sự phổ biến trong xã hội.



Cùng với sự phát triển của thời đại, chế độ đa thê là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong xã hội Hồi giáo.



Chẳng hạn như Tunisia và các nước Ả Rập đã bãi bỏ tính hợp pháp của chế độ đa thê. Nước Benin ở châu Phi gần đây cũng đã bãi bỏ chế độ đa thê để bắt kịp nền dân chủ Phương tây.



Nhưng cũng có ngoại lệ, Senegal được đánh giá là một quốc gia dân chủ tốt, nhưng chế độ đa thê vẫn hiện hiện mạnh tại đây.



Năm 2012 Tổng thống Senegal Abdoulaye Wade thông qua Hiến pháp mới đề xuất các chương trình giải phóng phụ nữ, nhưng lại từ chối việc cấm hay bãi bỏ chế độ đa thê, ông cho trằng đó là truyền thống xa xưa.



Theo: xinhuanet

No comments:

Post a Comment